1. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM DO THIẾT BỊ NÂNG GÂY RA
- Rơi tải trọng hoặc sập cần (do tuột, đứt dây buộc tải, dây cáp tải, cáp cần hoặc do gãy cần).
- Đổ cần trục (do cẩu quá tải hoặc bị lún chân chống).
- Chèn ép người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật.
- Phóng điện do thiết bị nâng xâm nhập vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.
2. QUY TẮC AN TOÀN SỬ DỤNG THIẾT BỊ NÂNG
- Thiết bị nâng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu và đăng ký sử dụng theo đúng qui định Thông tư 06/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qui định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Khi chuyển chỗ làm việc mới hoặc sau khi thay đổi cơ cấu nâng các cần trục phải được khám nghiệm kỹ thuật lại toàn bộ sau khi lắp dựng.
- Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải được đào tạo (có bằng hoặc giấy chứng nhận điều khiển thiết bị nâng đúng với chủng loại thiết bị), huấn luyện an toàn thiết bị nâng, được cấp chứng chỉ an toàn và có quyết định bố trí điều khiển thiết bị nâng bằng văn bản.
- Đặt cần trục phải hạ đủ các chân chống, kê lót chống lún đảm bảo độ ổn định của cần trục.
- Phải đảm bảo khoảng cách từ phần quay của cần trục đến chướng ngại vật ít nhất là 1 mét.
- Phải có người đánh tín hiệu cho thiết bị nâng. Nếu lái cẩu nhìn thấy tải thì tín hiệu do công nhân móc cáp thực hiện.
- Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng dây cáp thép của thiết bị nâng và dây cáp, xích buộc tải. Nếu có dấu hiệu hư hỏng bị dập, bị mòn, nổ, rỉ sét… quá tiêu chuẩn cho phép thì phải loại bỏ. Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ theo dõi vận hành thiết bị.
- Phải có phương pháp buộc móc tải an toàn đảm bảo tải không tuột rơi trong quá trình cẩu chuyển. Công nhân móc tải phải được đào tạo kỹ thuật móc tải và phải có thẻ an toàn.
- Khi thi công cẩu bằng phương án sử dụng hai cẩu phải có phương án thi công, phải có giải pháp an toàn được tính toán và phê duyệt đúng quy định.Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn trọng tải. Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy trong suốt quá trình nâng chuyển.
3. KHI THIẾT BỊ NÂNG HOẠT ĐỘNG
Cấm:
- Người đứng giữa tải và chướng ngại vật. Cấm đứng dưới độ vươn tay cần của cần trục, kể cả trong bán kính tay cần rơi xuống khi bị đứt dây chằng và không gian phía trước, sau mâm xe của thiết bị nâng.
- Cẩu quá tải trọng cho phép của xe nâng tay.
- Nâng hạ tải lên thùng xe ô tô khi có người đứng trên thùng xe.
- Cẩu tải ở trạng thái dây cáp xiên, cấm kéo lê tải trên mặt đất.
- Cẩu tải bị vùi dưới đất, bị vật khác đè lên hoặc bị liên kết với nền móng và vật khác.
Phải đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất từ thiết bị nâng hoặc tải đến đường dây điện như sau :
1,5 m |
Đối với đường dây có điện áp đến |
1 kV |
2,0 m |
- nt- |
1 – 22 (kV) |
4,0 m |
- nt- |
35 – 110 (kV) |
6,0 m |
- nt- |
220 (kV) |
9,0 m |
- nt- |
500 (kV) |
Công ty TNHH huấn luyện an toàn Miền Nam thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện an toàn lao động và cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng theo thông tư TT27-2013-BLĐTBXH. vui lòng xem thông báo mở lớp huấn luyện an toàn lao động tại đây. Hoặc liên hệ hotline 0908067408 để được tư vấn.