Huấn luyện an toàn vận hành nồi hơi

Nội dung chương trình Huấn luyện an toàn nồi hơi bao gồm:

I. CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

  1. Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
  2. Chế độ, chính sách của Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động
  3. Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa
  4. Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động
  5. Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến; các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc                                

II. TỔNG QUAN VỀ LÒ HƠI, CẤU TẠO CHUNG VÀ CÁC CƠ CẤU AN TOÀN LÒ HƠI

1.Các khái niệm cơ bản về nhiệt và truyền nhiệt.

2.Cấu tạo chung và các thông số đặc trưng của nồi hơi.

3.Cấu tạo của nồi hơi mà người lao động đang vận hành

4.Các thiết bị phụ, cơ cấu đo kiểm lắp trên nồi hơi mà người học đang vận hành(Van an toàn, áp kế, ống thủy, hệ thống kiểm soát mực nước, van xả đáy, van một chiều...)

5.Giới thiệu về các chi tiết lò hơi : hệ thống cấp nước, hệ thống đốt, hệ thống gió – khói , hệ thống xử lý nước….

III. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, KIẾN THỨC KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ QUY TRÌNH LÀM VIỆC XỬ LÝ SỰ CỐ LÒ HƠI

Các yếu tố nguy hiểm, có hại. làm cho người học hiểu được khái niệm, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đối với các sự cố cơ bản có liên quan đến thiết bị áp lực:1) Nổ vỡ. 2) Xì hở, rò rỉ

Đánh giá các nguy cơ do các yếu tố đó gây ra

Quy trình vận hành xử lý sự cố :

 - Các thao tác thông rửa ống thủy, áp kế, xả đáy, thao tác kiểm tra hệ thống tự động bảo vệ cạn nước.
- Quy trình cụ thể trong việc khởi động, ngừng nồi và trông coi trong quá trình vận hành kể cả tuần tự đóng mở các van, thao tác các thiết bị phụ, kiểm soát và điều chỉnh nhiên liệu, không khí, nước và áp suất. Yêu cầu về ghi chép nhật ký vận hành, bảo dưỡng sửa chữa nồi hơi.
- Nắm được hiện tượng, nguyên nhân, nguyên tắc xử lý, quy trình xử lý các sự cố: thiếu nước, đầy nước, quá áp, tắt lửa, nổ buồng đốt, xì hở các bộ phận chịu áp lực, hư hỏng hệ thống cấp nước.
- Nắm được quy trình cô lập, làm vệ sinh, bảo quản nồi hơi khi dừng lò trong thời gian dài.
- Nắm được các công việc cần thiết để chuẩn bị, phục vụ kiểm tra, kiểm định: nội dung tài liệu kỹ thuật, công tác vệ sinh, yêu cầu thử thủy lực.

IV. CÁC YÊU CẦU VỀ QUY PHẠM, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN NỒI HƠI

Yêu cầu của các quy định hiện hành liên quan đến bản thân người vận hành: trách nhiệm, chứng chỉ, bồi dưỡng, sát hạch định kỳ v.v.
Yêu cầu của quy định hiện hành về công tác kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn đối với nồi hơi mà người học đang vận hành.

huan luyen an toan lo hoi

V. KIỂM TRA, SÁT HẠCH KẾT THÚC KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN


Để biết thêm thông tin hoặc nhận tài liệu giới thiệu chi tiết về chương trình, vui lòng liên hệ với Bộ Phận Đào Tạo SST  qua số điện thoại 0908067408 hoặc email : huanluyenantoanmiennam@gmail.com.

Thông tin liên hệ

Copyright © 2022. All Right Reserved

Thiết kế website Webso.vn
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng thiết kế