- Bước 1: Chuẩn bị thông tin thủ tục thành lập doanh nghiệp TNHH
- Bước 2: Xác minh thông tin sau khi tra cứu
- Bước 3: Soạn hồ sơ
- Bước 4: Kiểm tra đầy đủ thông tin trên hồ sơ và ký xác nhận
- Bước 5: Nộp hồ sơ
- Bước 6: Bổ sung thông tin
- Bước 7: Nhận kết quả
- Bước 8: Công bố nội dung đã đăng ký doanh nghiệp TNHH
- Bước 9: Thông báo mẫu con dấu cho sở KH&ĐT và khắc dấu pháp nhân
- Kết luận
Thủ tục thành lập doanh nghiệp TNHH bao gồm các bước nào? Hồ sơ chi tiết ra sao? Khi thành lập doanh nghiệp điều đầu tiên phải hoàn tất được các giấy tờ pháp lý. Các thủ tục này khá chi tiết và phức tạp bạn cần một Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp để giúp bạn hỗ trợ các giấy tờ một cách chính xác và nhanh chóng.
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thủ tục thành lập doanh nghiệp TNHH
- Lựa chọn hình thức công ty: Để xác định loại hình công ty phù hợp, cần dựa vào số lượng thành viên đóng góp vốn:
- Nếu công ty chỉ có một người đóng góp vốn, hãy lựa chọn thành lập Công ty TNHH 1 thành viên.
- Trong trường hợp công ty có từ hai người trở lên nhưng không vượt quá 50 người đóng góp vốn, lựa chọn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Đặt tên cho công ty: Tên công ty phải đáp ứng hai yếu tố chính: loại hình công ty và tên riêng của công ty.
- Loại hình công ty có thể là Công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên.
- Tên riêng của công ty phải sử dụng các chữ cái trong "bảng 24 chữ cái Tiếng Việt", có thể kết hợp với các chữ cái J, W, F, Z và ký tự khác.
- Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Địa chỉ trụ sở cần phải cụ thể, rõ ràng, và có khả năng thực hiện giao dịch và hoạt động kinh doanh. Trụ sở công ty cần phải có bảng hiệu treo tại địa chỉ.
- Vốn điều lệ của công ty: Đây là số vốn mà doanh nghiệp tự đăng ký để có khả năng hoạt động.
- Ngành nghề kinh doanh: Các ngành nghề không bị cấm bởi pháp luật. Các ngành nghề yêu cầu điều kiện đặc biệt để kinh doanh cần phải đáp ứng các yêu cầu của ngành đó.
- Người đại diện pháp luật: Đây là người quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Người này đại diện cho công ty trong việc thực hiện các thủ tục, ký kết giấy tờ với cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức khác.
Sau khi hoàn thành đăng ký doanh nghiệp bắt đầu vào quỹ đạo kinh doanh, nếu tốt bạn nên tham khảo trước thủ tục mở chi nhánh công ty TNHH.
Bước 2: Xác minh thông tin sau khi tra cứu
Mỗi thông tin liên quan đến việc thành lập công ty đều có các quy định riêng, và bạn cần đảm bảo rằng tất cả thông tin này đã đáp ứng các quy định trước khi chuẩn bị hồ sơ thành lập. Các yêu cầu được bao gồm như sau:
- Tên doanh nghiệp/công ty: Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đã đăng ký kinh doanh trước đó.
- Địa chỉ thành lập: Không được là địa chỉ nhà chung cư hoặc nhà tập thể, trừ khi có sự chứng minh rằng mục đích sử dụng là để xây dựng toà nhà văn phòng hoặc sử dụng cho mục đích kinh doanh.
- Ngành nghề kinh doanh: Không giới hạn, có thể đăng ký dự phòng (không bắt buộc phải có hoạt động kinh doanh cụ thể).
- Vốn điều lệ: Đăng ký phù hợp với số vốn góp, phù hợp với ngành nghề kinh doanh và phù hợp với quy mô và giá trị giao dịch có thể phát sinh.
Bước 3: Soạn hồ sơ
Hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp TNHH cần có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên góp vốn (nếu công ty có từ 2 thành viên trở lên).
- Giấy ủy quyền (nếu bạn không phải là người đại diện chính và cần ủy quyền người nộp hồ sơ).
- Các giấy tờ cá nhân hoặc tổ chức tùy theo trường hợp cụ thể:
- Bản sao công chứng CMND (có thời hạn không quá 3 tháng), căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu thành viên là cá nhân).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập (nếu là tổ chức).
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu bạn là nhà đầu tư nước ngoài).
Bước 4: Kiểm tra đầy đủ thông tin trên hồ sơ và ký xác nhận
Khi đã hoàn tất việc chuẩn bị thông tin và hồ sơ cho thủ tục thành lập công ty TNHH, quá trình kiểm tra lại thông tin và tài liệu sẽ được thực hiện một lần nữa trước khi gửi nộp. Mục tiêu của việc này là để giảm thiểu các lỗi hoặc thiếu sót, đồng thời tránh tình trạng phải sửa chữa hoặc bổ sung sau này, từ đó tiết kiệm thời gian và công sức.
Bước 5: Nộp hồ sơ
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn gửi hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố hoặc sử dụng dịch vụ nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng thông tin trực tuyến.
Bước 6: Bổ sung thông tin
Sở KH&ĐT ra thông báo bổ sung, sửa đổi thông tin (nếu hồ sơ chưa hợp lệ) trong vòng 03 ngày làm việc
Bước 7: Nhận kết quả
Khi hồ sơ đăng ký hợp lệ, tới Sở KH&ĐT nhận chứng nhận đăng ký doanh nghiệp TNHH thành công.
Bước 8: Công bố nội dung đã đăng ký doanh nghiệp TNHH
Đóng lệ phí thành lập 200.000 VND và lệ phí bố cáo thành lập 300.000 VND khi nhận giấy đăng ký doanh nghiệp.
Sau đó doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Bước 9: Thông báo mẫu con dấu cho sở KH&ĐT và khắc dấu pháp nhân
- Thực hiện việc khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp.
- Đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia và thông báo tương tự được cung cấp.
- Để kiểm tra thông tin về mẫu dấu đã được đăng tải, Quý khách hàng có thể truy cập vào trang web, nhập mã số doanh nghiệp và thực hiện kiểm tra.
Với các bước trên, quá trình thủ tục thành lập doanh nghiệp TNHH đã hoàn tất.
Kết luận
Bài viết trên đã nêu rõ chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp TNHH theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp đề ra. Nếu còn những thắc mắc vấn đề nào trong lúc làm thủ tục hãy liên hệ ngay các Luật sư giỏi để tư vấn 1:1 cho bạn.